Kỹ năng quan sát là gì ? cách nào để rèn luyện chúng

Đừng nghĩ chỉ có nghề thám tử như Sherlock Holmes hay Shinichi/Conan mới cần có tài nhìn thấu sự vật, việc sở hữu óc quan sát nhạy bén cũng sẽ giúp ích cho bạn trong bất kỳ nghề nghiệp gì. Vậy, quan sát là gì và làm thế nào để phát triển kỹ năng quan sát?

Vậy kỹ năng quan sát bao gồm những gì?
Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ đích, chủ ý rõ ràng. Nếu không sử dụng óc quan sát, chúng ta chỉ nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình hàng ngày một cách ngẫu nhiên trong vô thức.

Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tích cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ năng này sẽ rất có ích cho công việc cũng như trong cuộc sống cho mỗi người.

Chưa nói đến thành công trong công việc, quan sát tốt cũng đã giúp bạn cảm nhận cuộc sống xung quanh trọn vẹn hơn.

Nghề nào cũng cần có kỹ năng quan sát

Quan sát giúp các nhà khoa học nhận ra sự khác lạ của sự vật, khám phá quá trình tiến hóa của vũ trụ hay tìm thấy các nguyên lý mới. Trong đời sống hàng ngày, việc quan sát có mục đích giúp bạn thu thập thông tin và đưa ra nhận định, đánh giá thông tin đó. Chẳng hạn như việc lần đầu bạn bước vào một trường đại học, bạn sẽ nhìn thấy gì? Có phải đó là cơ sở vật chất, phòng học như thế nào, bầu không khí ra sao? Cách ăn mặc, tinh thần, phong cách của sinh viên trong trường? Sau này, khi bạn đi làm, ngay khâu phỏng vấn tìm việc, khi bước vào một công ty, chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ biết được nhịp độ làm việc, thái độ và cả kỹ luật của nhân viên ở đây. Những dữ liệu ấy sẽ giúp ích cho việc ra quyết định của bạn có thích nơi đó hay không.

Trong công việc cũng thế, không chỉ những người làm nghề đặc thù như: nhà khoa học, thiên văn học, nhiếp ảnh gia, thám tử, cảnh sát, kiến trúc sư, bác sĩ phẫu thuật,…mới cần có kỹ năng này, mà từ giám đốc, nhân viên văn phòng, giáo viên, anh thợ cơ khí, người bán hàng… đều sẽ thực hiện công việc của mình tốt hơn nếu có óc quan sát nhạy bén. Từ việc quan sát, ghi nhớ và xâu chuỗi tốt những điều liên quan, bạn sẽ nhận ra bản chất vấn đề tốt hơn và từ đó hướng tới việc giải quyết công việc nhanh chóng, tối ưu hơn.

Quan sát tốt, bạn sẽ nhận ra ngay những người bên cạnh mình đang buồn hay vui đấy!

Rèn luyện kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát có thể được rèn luyện để phát triển. Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: người ấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những người xung quanh… Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa, hướng gió như thế nào,… Không chỉ nhìn một chi tiết mà bao quát hơn các chi tiết liên quan kết hợp thành sự vật, sự việc. Thư giãn bằng những trò chơi theo kiểu tìm đồ (hidden objects) rất có ích cho bạn trong việc không bỏ qua chi tiết nào của bức tranh.

Bây giờ, bạn hãy chuẩn bị giấy bút và thử làm bài trắc nghiệm dưới đây nhé, để xem óc quan sát của bạn thuộc cấp độ nào nhé!

Bài trắc nghiệm về óc quan sát
(Trích từ bài tập huấn của Thạc sĩ kinh tế Giang Ngọc Phương):

1. Khi bước chân vào bất cứ một văn phòng nào, việc đầu tiên bạn sẽ quan sát:
a. Vị trí sắp xếp của bàn ghế
b. Sự sắp xếp của đồ đạc trong phòng
c. Những thứ được treo trên tường
(a: 3 điểm, b: 10 điểm, c: 5 điểm)

2. Khi gặp người khác, bạn sẽ:
a. Chỉ nhìn mặt người ta
b. Quan sát từ đầu đến chân họ
c. Chỉ quan sát các bộ phận thuộc đầu
(a: 5 điểm, b: 10 điểm, c: 3 điểm)

3. Bạn sẽ ghi nhớ nhất cái gì khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên?
a. Cảnh sắc thiên nhiên
b. Không khí xung quanh
c. Cảm xúc đã có khi được chiêm ngưỡng cảnh sắc đó
(a: 10 điểm, b: 5 điểm, c: 3 điểm)

4. Sáng sớm khi tỉnh dậy, việc đầu tiên bạn nghĩ đến là:
a. Những việc nên làm trong ngày
b. Giấc mơ hôm qua
c. Suy nghĩ những việc phát sinh vào hôm qua
(a: 10 điểm, b: 3 điểm, c: 5 điểm)

5. Khi ngồi trên xe buýt, bạn sẽ:
a. Không để ý và nhìn ai bao giờ
b. Nhìn và quan sát những người đứng cạnh mình
c. Nói chuyện với người đứng gần bạn nhất
(a: 3 điểm, b: 5 điểm, c: 10 điểm)

6. Khi đi trên đường, bạn:
a. Quan sát xe cộ trên đường
b. Quan sát những gì ở phía trước
c. Quan sát người đi đường
(a: 5 điểm, b: 3 điểm, c: 10 điểm)

7. Khi ngồi bên cửa sổ, bạn sẽ:
a. Quan sát những thứ có ích cho mình
b.Quan sát tất cả mọi thứ mà bạn nhìn thấy
c. Chỉ quan sát 1 sự vật hoặc 1 sự việc cụ thể
(a: 3 điểm, b: 5 điểm, c: 10 điểm)

8. Nếu như bạn tìm một đồ vật nào đó ở trong nhà, bạn sẽ:
a. Tập trung suy nghĩ những nơi có khả năng chứa vật đó
b. Tìm khắp nơi
c. Nhờ người khác giúp đỡ
(a: 10 điểm; b: 5 điểm, c: 3 điểm)

9. Nhìn thấy những tấm ảnh cũ của người thân và bạn bè của mình, bạn sẽ:
a. Cảm động
b. Buồn cười
c. Cố gắng xác định tên tuổi chính xác của những người trong ảnh
(a: 5 điểm, b: 3 điểm, c: 10 điểm)

10. Nếu như có người yêu cầu bạn tham gia một trò chơi mà bạn không biết chơi, bạn sẽ:
a. Thử nhìn và chơi, biết đâu lại giành được chiến thắng.
b. Lấy lý do không biết chơi để nhìn mọi người chơi trước, sau đó thì từ chối
c. Trực tiếp từ chối
(a: 10 điểm, b: 5 điểm, c: 3 điểm)

11. Bạn đợi một người trong công viên, bạn sẽ:
a. Quan sát mọi người xung quanh
b. Đọc báo
c. Làm một việc khác
(a: 10 điểm, b: 5 điểm, c:3 điểm)

12. Trong một đêm đầy sao, bạn sẽ:
a. Ngắm và cố đếm 12 chòm sao chính
b. Chỉ ngắm và thưởng ngoạn không gian
c. Không ngắm cũng không để ý
(a: 10 điểm, b: 5 điểm, c: 3 điểm)

13. Khi bạn buông quyển sách vừa đọc xuống, bạn sẽ:
a. Dùng bút chì đánh dấu trang cuối mà bạn vừa đọc
b. Không đánh dấu
c. Không đánh dấu vì bạn tin vào trí nhớ của mình
(a: 10 điểm, b: 5 điểm, c: 3 điểm)

14. Bạn luôn ghi nhớ điểm gì ở lãnh đạo?
a. Họ tên
b. Ngoại hình
c. Không gì cả
(a: 5 điểm, b: 10 điểm, c: 3 điểm)

15. Đứng trước một bàn ăn được bày ra, bạn sẽ:
a. Không ngớt miệng tán dương người nấu và bài trí bàn ăn
b. Xem mọi người đã đến đầy đủ chưa
c. Quan sát xem tất cả các ghế đã được sắp xếp hợp lý chưa
(a: 3 điểm, b: 10 điểm, c: 5 điểm)

Kết quả:
– Trên 100 điểm:
Bạn là người có óc quan sát rất tốt. Bạn luôn để ý đến những sự vật và sự việc đang xảy ra xung quanh mình để có thể tổng hợp và phân tích một cách chính xác nhất. Đồng thời có thể đánh giá và nhận định về người khác mà không cần phải nghe đánh giá trước đó từ người khác. Điều này rất có lợi cho công việc cũng như rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích trong công việc của bạn.

– Từ 70 đến 100 điểm:
Bạn cũng là một người biết quan sát và đánh giá sự vật và sự việc xung quanh. Những điểm tốt hay điểm chưa tốt cũng đều tự bạn rút ra và đánh giá được sau những lần quan sát và phân tích của mình. Bạn cũng đưa ra được những nhận định mang tính chính xác cao, tuy nhiên bạn hay có cái nhìn phiến diện về một sự vật nào đó chứ ít khi nghe ý kiến từ người khác.

– Từ 45 đến 69 điểm:
Bạn thường chỉ quan sát được bề nổi của vấn đề, còn nội dung của nó bạn ít khi quan tâm cũng như quan sát và phân tích được. Chính vì nguyên nhân này nên đôi khi bạn đưa ra những nhận định không chính xác mà người khác có thể nhận xét: bạn hồ đồ. Nên tạo cho mình thói quen quan sát một cách tỉ mỉ và cụ thể hơn.

– Dưới 45 điểm:
Có thể nói bạn là người không thích quan tâm đến mọi người cũng như những sự vật sự việc đang xảy ra xung quanh mình.

Những yếu tố trên thì chưa đủ nó chỉ có thể giúp bạn phán đoán. Để kết luận được vấn đề bạn phải cần thêm óc suy luận, khả năng phân tích tình huống, bối cảnh và trang bị thêm cho mình những kiến thức nền tảng nhé !
Mọi tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *